HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐỨC

Mẫu giáo(Elementarstufe mit den Kindergärten ): từ 3 – 5 tuổi

Cũng giống như ở VN, trẻ em Đức khi lên 3 tuổi đều có thể đến trường để học toàn thời gian hoặc bán thời gian. Vì là đất nước có trợ cấp xã hội cao, nên việc học tại nhà trẻ là hoàn toàn miễn phí và việc trẻ em đi nhà trẻ là tự nguyện và không bắt buộc.

Bậc Tiểu học (Grundschule): từ 6 – 9 tuổi

Đây là chương trình bắt buộc. Bậc tiểu học được bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 4, riêng ở Berlin và Brandenburg trường tiểu học có 6 lớp. Các môn học như Tiếng Đức, Toán, Nghệ Thuật, Âm thanh, thể thao…

Cấp hai ( Giai đoạn 1, từ 10- 16 tuổi)

Sau khi tốt nghiệp tiểu học, học sinh lên cấp 2. Có 4 loại trường trong hệ thống giáo dục trung học của Đức, bao gồm: Hauptschule, Realschule, Gymnasien và Gesamtschulen.

  • Hauptschule: Dành cho học sinh yếu, có sự tiếp thu chậm và thích đi chuyên vào các nghành nghề (apprenticeship).
  • Realschule: Dành cho học sinh khá. Sau khi tốt nghiệp, các em có thể chọn lên học trường nghề bán thời gian hoặc trường nghề cao cấp.
  • Gymnasium: Dành cho học sinh khá giỏi. Sau khi tốt nghiệp Gymnasien, học sinh sẽ nhận được bằng tú tài (Abitur) và chuẩn bị cho học sinh lên học Đại học hoặc Đai học ứng dụng (vừa học, vừa làm).
  • Gesamtschulen: là loại trường trung học tổng hợp các loại hình nói trên. 
Cấp hai ( Giai đoạn 2, từ 15 hoặc 16 -18 tuổi)

Cho dù học sinh có theo học trường nào đi chăng nữa thì cũng phải hoàn thành 9 năm học giáo dục bắt buộc. Sau đó sẽ lại có những hướng đi khác tùy thuộc vào kết quả học tập của mỗi học sinh.

  • Đi học nghề (Berufsschule, Berufsfachschule, Fachschule): các bạn tốt nghiệp Realschule, trường tổng hợp (Gesamtschulen) hoặc các bạn Hauptschule có điểm giỏi
  • Đi dự bị đại học: tốt nghiệp các trường Gymnasium hoặc 1 số bạn học trường tổng hợp (Gesamtschulen)
Đại học và sau Đại học

Chương trình Đại học của Đức được chia ra làm 2 dạng chính. Đó là Đại học nghiên cứu và Đại học Ứng dụng. Các chương trình này về mặt học thuật có giá trị tương đương với nhau. Chủ yếu dựa vào nhu cầu của người học mà các bạn quyết định học loại hình nào.

  • Đại học nghiên cứu như Đại học tổng hợp, Đại học kỹ thuật tổng hợp, Đại học kỹ thuật (Universität, Technische Universität, Technische Hochschule): Đây là các loại hình trường ĐH truyền thống ở Đức với nhiều chuyên ngành và thiên về nghiên cứu. Các trường này được phép đào tạo tiến sĩ. Nếu các bạn định hướng cho mình muốn làm giảng dạy, nghiên cứu khoa học hoặc lên làm Tiến sỹ thì các trường đại học Nghiên cứu là sự lựa chọn cho bạn. Các trường này, lượng kiến thức học thuật chiếm đến 75%.
  • Đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschule): Ngược lại, Đại học Ứng dụng có số lượng kiến thức học thuật và đi làm thực tế ngang nhau (50/50). Các bạn sẽ được đi làm và trải nghiệm môi trường thực tế và sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ngay trong lãnh vực mình học. Tuy nhiên, loại hình đào tạo này chỉ cho phép bạn học lên bậc học cao nhất là Thạc sỹ.
  • Ngoài ra, còn có các trường Đại học Nghệ thuật, Âm nhạc, Thần học và Sư phạm (Kunsthochschule, Musikhochschule, Theologische Hochschule, Pädagogische Hochschule)